CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
Đến Quảng Nam là đến miền Di Sản Văn Hóa ThếGiới với hai địa danh nổi tiếng Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Và khi nhắc đến Phố cổ Hội An, thì bất kỳ ai người dân địa phương hay du khách đều không quên nhắc đến biểu tượng, linh hồn của Hội An– đó là Chùa Cầu, hay còn gọi là chùa Nhật Bản là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Cách Phố cổ Hội An không xa là Khu đền tháp Mỹ Sơn( xã Duy Phú). Khu đền tháp Mỹ Sơn, là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của Vương quốc Chămpa từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Mỹ Sơn có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp, cho đến ngày nay cho dù bị nắng mưa, bom đạn tàn phá nhưng vẫn giữ nguyên nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm sau khi trải qua nghìn năm vẫn còn tồn tại.
Đứng trước Mỹ Sơn ta như sống lại cùng các nghệ nhân Chăm với bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo, tiềm ẩn trong từng đường kiến trúc, từng nét hoa văn. Nghệ thuật điêu khắc, tạo tác của Phố cổ Hội An và nghệ thuật kiến trúc Khu đền tháp Mỹ Sơn đã tạo cho tôi cảm tác về chiếc quạt gỗ trang trí có khắc hình Chùa Cầu và Khu đền tháp Mỹ Sơn. Với 39 tuổi đời, 24 tuổi nghề, mặc dù đã làm ra nhiều sản phẩm gỗ gia dụng, xây dựng, thủ công mỹ nghệ nhưng tôi vẫn không ngừng trăn trở, suy nghĩ sáng tạo sản phẩm mới. Đặc biệt, để tham gia Chương trình OCOP, tôi đã nghĩ cách tạo ra sản phẩm mới lạ là chiếc quạt gỗ hình tượng Chùa Cầu trên nền tảng Quảng Nam- miền di sản và chiếc quạt gỗ Khu Đền tháp Mỹ Sơn- trên nền tảng Quảng Nam- miền di sản của cơ sở thủ công nghệ Trần Kỳ có nét đặc trưng riêng, không hề giống sản phẩm chiếc quạt gỗ của một số cơ sở thủ công mỹ nghệ ra đời trước đó. Chiếc quạt gỗ làm từ nguyên liệu gỗ mít có màu gỗ óng vàng sang trọng, màu gỗ sà cừ nâu bóng thanh tao, lịch lãm.
Chiếc quạt gỗ được làm khá gọn nên không chiếm nhiều không gian, thân thiện với môi trường. Ngắm chiếc quạt gỗ, người ta có thể cảm nhận lối kiến trúc cổ xưa, rêu phong, trầm mặc của những ngôi tháp cổ huyền thoại hay dòng nước sông Hoài chảy êm đềm dưới chân cầu. Chiếc quạt gỗ được đặt trên trong khung gỗ hình tròn, tạo không gian một vùng đất Quảng Nam trọn tình, thoáng mở.
Sản phẩm chiếc quạt gỗ Chùa Cầu và chiếc quạt gỗ Khu đền tháp Mỹ Sơn của cơ sở thủ công mỹ nghệ Trần Kỳ đã theo bước chân du khách đến tham quan Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đi khắp nơi trên thế giới, và được thị trường thành phố Đà Nẵng ưa chuộng. Khách hàng có thể chọn chiếc quạt gỗ để trang trí trên bàn, phòng làm việc, quầy tiếp tân, phòng khách… Thông qua sản phẩm này, cơ sở thủ công mỹ nghệ Trần Kỳ, thôn Trung Đông, xã Duy Trung muốn góp thêm một sản phẩm OCOP cho đồng đất quê nhà, và muốn có cơ hội quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ, đem đến cho mọi người một sản phẩm độc đáo của làng quê. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy nghề truyền thống ở địa phương.
THUYẾT MINH SƠ BỘ HỘI AN VÀ THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi tỉnh thành của đất nước chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh khác nhau. Thủ đô Hà Nội có Hồ Hoàn Kiếm, Ninh Bình có chùa Bái Đính, Tràng An v.v… với Quảng Nam là đến vùng đất miền Di Sản Văn Hóa thế giới với hai địa danh nổi tiếng Phố cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn Huyền Thoại.
Hội An nổi tiếng bởi vẽ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc, rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây…như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân nơi đây. Và khi nhắc đến Phố Cổ Hội An, thì bất kỳ ai kể cả người dân địa phương hay du khách đều không quên nhắc đến “Biểu tượng, linh hồn của Hội An” – đó là Chùa Cầu, hay còn gọi là chùa Nhật Bản là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Chùa Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Theo đó, phần đầu của nó nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Do vậy, mỗi lần quái vật cựa mình thường xảy ra lũ lụt, động đất. Ngôi chùa này được xây dựng lên với ý nghĩa như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Vì thế, nó sẽ không thể cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người. Từ đó, ba quốc gia sẽ luôn yên bình, phát triển hưng thịnh.
Chùa Cầu là địa điểm du lịch, tham quan độc đáo mà qua đó, chúng ta sẽ hiểu thêm về lịch sử, cảm nhận và hoài niệm được nét cổ xưa giữa dòng đời hối hả. Để khi trở lại với cuộc sống hiện tại, chúng ta thêm trân quý những điều đang có trong tay.
Từ nghìn năm xưa Vương quốc ChămPa có thể nói là trung tâm trồng trọt và đánh bắt hải sản. Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của Vương quốc Chămpa từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, bao vây bởi nhiều dãy núi hùng vĩ. Mỹ Sơn có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp, cho đến ngày nay cho dù bị mưa bom bão đạn tàn phá nhưng vẫn giữ nguyên nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm sau khi trãi qua nghìn năm vẫn còn tồn tại.
Đứng trước Mỹ Sơn ta như sống lại cùng các nghệ nhân Chăm với sự tài hoa, lao động sáng tạo tuyệt vời tiềm ẩn trong từng đường kiến trúc, từng nét hoa văn. Càng tự hào về Mỹ Sơn bao nhiêu ta càng tìm cách giữ gìn và phát huy giá trị của di sản bấy nhiêu.
Ngày nay, với tinh thần lao động sáng tạo, gìn giữ và phát huy những tinh hoa của miền di sản. Với niềm đam mê điêu khắc, từ ý tưởng đó tôi cho ra sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, quạt gỗ trang trí, Quảng Nam miền di sản nhằm phát triển tiềm năng sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ mang giá trị vật chất và tinh thần đến với người tiêu dùng trong nước và khách du lịch. Với mong muốn hình ảnh miền di sản sẽ được vươn xa hơn và phát huy một cách tối đa./.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quạt Gỗ “Quảng Nam Miền Di Sản””